Thị trường cà phê nội địa tiếp tục nóng lên với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu cà phê nước ngoài nổi tiếng như Dunkin Donuts, Coffee Beans & Tea Leafs, Gloria Jeans, Starbucks Coffee, McCafe với một số chuỗi cà phê như Twitter Beans Coffee, Highlands Coffee và The Coffee House.
Tuy nhiên, các chuỗi cửa hàng nội địa lâu đời như Trung Nguyên, Phúc Long và các chuỗi cửa hàng mới như: Thức, Aha, Cộng đã tìm thấy cách thức kinh doanh riêng của mình; từ đó giúp họ có thể sống sót trên thị trường cà phê Việt Nam đầy tính cạnh tranh.
Từ số liệu báo cáo của Q&Me có thể đi đến kết luận: (xem báo cáo tại đây)
Thời gian đầu mới ra mắt, Starbucks thu hút khách hàng bằng cách chỉ cung cấp một loại cà phê espresso với chất lượng vượt trội (Starbucks chỉ thu mua loại cà phê arabia tốt nhất, bí quyết rang cà phê độc đáo kết hợp pha cà phê với hơi sữa).
Người Mỹ chưa bao giờ được thưởng thức một loại cà phê nào tuyệt vời đến vậy! Nói đến Starbucks khách hàng không chỉ nghĩ đến loại cà phê tuyệt hảo, họ nghĩ ngay đó là “nơi thứ ba” (sau “nhà” và “văn phòng làm việc”). Trên hết, Starbucks là thương hiệu đã thực sự ‘dốc hết trái tim” vì khách hàng.
Nói đến khác biệt mà Starbucks mang lại đó là không chỉ là cà phê, mà còn là không gian thưởng thức đa dạng các loại đồ uống khác nhau với chất lượng cao.
Một điểm đặc biệt nữa khiến Starbucks luôn có chỗ đứng trong lòng khách hàng đó là phong cách phục vụ. Chính điều này đã tạo dựng được lòng trung thành từ phía khách hàng. Theo một nghiên cứu các thương hiệu cà phê và đồ uống nổi tiếng nhất thế giới, chỉ số trung thành của khách hàng dành cho Starbucks là 95%, chỉ sau thương hiệu Dunkin Donuts.
Highlands Coffee được thành lập năm 2002 do ông chủ David Thái bởi công ty Việt Thái Quốc tế. Tuy nhiên, từ năm 2012, thương hiệu này đã được chuyển sang cho Jollibee đến từ Philipines với mức giá 25 triệu USD.
Khi bắt đầu thành lập, thương hiệu này chủ yếu bán các mặt hàng cafe đóng gói. Sau đó dần chuyển hướng sang chuỗi quán cafe lớn nhất thị trường Việt Nam.
Thời điểm này, định vị của thương hiệu dành cho các khách hàng cao cấp. Với liên tưởng về hình ảnh (brand association of image) là cà phê dành cho giới doanh nhân; trí thức thu nhập cao. Thiết kế của quán chủ yếu theo hướng sang trọng; ghế bọc da xịn; thực đơn đồ ăn là các món Tây. Sau 4 năm kết hợp cùng Jollibee, Highland Coffee quyết định đổi hướng “bình dân hóa” thương hiệu để thu hút đối tượng khách hàng lớn hơn.
Thiết kế quán cũng đổi từ sang trọng sang bàn ghế đơn giản, đồ ăn Việt Nam quen thuộc. Hình thức “được nhân viên phục vụ” đổi sang”tự phục vụ giúp giảm chi phí đáng kể trên cả hệ thống gần 200 cửa hàng. Menu cắt giảm giúp khách hàng dễ lựa chọn hơn trong việc gọi đồ. Giá cả đồ uống cũng thay đổi cho phù hợp với mặt bằng giá chung của các chuỗi lớn trên thị trường: khoảng 39-59 ngàn. Đồng thời liên tục đổi mới thực đơn để phù hợp với khẩu vị và thu hút được nhiều khách hơn.
Highlands thường lựa chọn những vị trí đẹp hoặc nằm trong các trung tâm thương mại, tòa nhà lớn với mục đích giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu hơn.
Có thể thấy, sau khi bán cổ phần cho Jollibee; năng lực tài chính của Highlands đã giúp họ có thể chiễm lĩnh những vị trí đẹp; và nhanh chóng nhân rộng chuỗi cửa hàng của mình.
Khách hàng của Highlands dù đã “bình dân hóa” nhưng hầu hết đều là những khách hàng có thu nhập và có tần suất đi lại cao. Không phải chất lượng số 1 nhưng Highland đang là thương hiệu thành công nhất trong mô hình chuỗi tại Việt Nam. Tuy nhiên với cách quản lý mô hình công ty COCO thì khiến cho chi phí đào tạo nhân viên, đào tạo quản lý và chi phí kiểm soát rất lớn. Bộ máy trở nên cồng kềnh; khiến cho tốc độ phát triển chậm.
Thành công tạo nên từ sự khác biệt ở chính chất lượng dịch vụ.
Xác định dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng là kim chỉ nam để vận hành hệ thống, tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng là yếu tố chính mang lại thành công của The Coffee House. Công ty này còn cam kết sẽ chia sẻ lại 15% cổ phần của toàn công ty cho nhân viên từ cấp cửa hàng và chính sách này được áp dụng chính thức từ 2015 (đây cũng là cách mà chủ sở hữu The Coffee House học được từ cuốn “Dốc hết trái tim” của Howard Schultz). Chính sách này giúp The Coffee House xây dựng văn hóa làm chủ và lòng trung thành của nhân viên; từ đó duy trì sự tận tụy, nhiệt huyết, chân thành trong dịch vụ cũng như đảm bảo chất lượng đồng nhất của toàn hệ thống trong suốt quá trình vận hành.
Ban đầu, TCH trong trí nhớ khách hàng là một quán cà phê độc đáo, chuyên nghiệp, đồ uống hợp giá tiền. Thiết kế sang trọng, hiện đại với những gam màu chính; cùng dàn nhân viên với đồng phục đen – cam tạo nên một cảm giác đây là quán cà phê “ngoại quốc”.
2 năm đầu tiên, TCH chọn cách phân phối các cửa hàng rộng nhất, vị trí đẹp nhất để khách hàng dễ để mắt và chú ý tới. Phân tích các điểm yếu của đối thủ để tập trung phát triển trong những năm đầu.
Có thể nói, yếu tố thành công của chuỗi này được thể hiện rõ qua 3 yếu tố: địa điểm đẹp; thiết kế, không gian quán và chất lượng dịch vụ.
Vừa đầu tư về chất lượng, vừa nâng cao trải nghiệm khách hàng, đầu tư xây dựng hình ảnh quán. Những yêu tố trên đã mang đến một chuỗi cửa hàng “ngôi nhà cà phê” thành công.
Không đứng nhất, nhì thế giới với cà phê xuất khẩu như Việt Nam, nhưng Hàn Quốc có lẽ lại là một trong những quốc gia đã xuất khẩu thương hiệu cà phê tốt nhất thế giới. Một trong những thương hiệu như vậy là Caffe Bene.
Họ quan tâm đến khẩu vị của người trẻ, với cách pha chế và thưởng thức cà phê kiểu Ý theo hương vị “ngon tuyệt”. Bene trong tiếng Ý có nghĩa là “ngon” cũng như đối tượng chính của Caffe Bene là khách hàng gout cà phê kiểu Ý. Cách thưởng thức cà phê này rất dễ hợp “đại chúng” ở nhiều quốc gia khác nhau.
Họ cũng chú trọng không gian của các cửa hàng, với thiết kế sang trọng hiện đại mà thân thiện nhất. Ở mỗi quốc gia, thương hiệu này cũng chú trọng những khẩu vị khác nhau của khách hàng, người dân tại quốc gia đó. Đồng thời phát triển thêm các sản phẩm như bánh, nước ngọt từ nguồn nguyên liệu của địa phương và người dân tại mỗi quốc gia đều sẽ cảm thấy gần gũi hơn, thích thú khi thử đồ uống được pha chế tại Bene, với hương vị gần với chính họ.
Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp
Oribeans Coffee là đơn vị tiên phong chuyên cung cấp cà phê nguyên chất và tư vấn mở quán cà phê thành công tại Việt Nam.