Tìm kiếm từ khoá “sang nhượng quán cafe” trên Google, sẽ có khoảng 1.120.000 kết quả tìm kiếm chỉ trong vòng 0,07 giây; báo mua & bán 1 ngày trung bình khoảng từ 50 đến 70 quảng cáo đăng sang nhượng quán café…

Tìm kiếm một mặt bằng tốt để kinh doanh cafe không phải là điều đơn giản. Trong khi những địa điểm sang nhượng quán đã có hệ thống cơ sở vật chất, bàn ghế, cách trang trí cũng như lượng khách hàng nhất định. Nhiều chủ quán đã lựa chọn hình thức nhận sang nhượng mặt bằng để tiếp tục kinh doanh.

Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều rủi ro nếu không tìm hiểu kỹ về quán mà bạn nhận sang nhượng.  Hãy cùng tìm hiểu quy trình sang quán cafe và những điều cần lưu ý dưới đây để chắc chăn hơn về hiệu quả kinh doanh của bạn.

1. Sang quán cafe và những rắc rối mà bạn có thể gặp phải

Hiện nay, bạn dễ dàng tìm thấy nhiều tin tức về chuyển nhượng mặt bằng, cụ thể là sang quán cafe trên Internet. Nhiều quán có lợi thế mặt tiền đẹp, lượng khách ổn định, kinh doanh tốt. Những quảng cáo này lan tràn khắp mọi nơi. Tuy nhiên, do nhiều lý do cá nhân như cần tiền mở rộng kinh doanh, chuyển công tác,… nên phải sang gấp.

Không ít người đã tin tưởng vào mẫu tin hấp dẫn ấy. Họ ngay lập tức ký kết hợp đồng sang nhượng mà chưa tìm hiểu kỹ để rồi gặp những rắc rối ngoài ý muốn. Thông thường, có 2 lý do chính mà nhiều người cần tìm người chuyển giao quán cafe.

1.1. Kinh doanh không tốt

Hàng loạt quán cafe đẹp đã xuất hiện trên thị trường với thức uống thơm ngon, đa dạng. Thế nên, không quá khó hiểu khi nhiều cửa hàng hoạt động không tốt bởi không sở hữu vị trí đắc địa. Hoặc cũng có thể do menu cafe, trà sữa, sinh tố không nhiều. Khi đó, bạn nên xem xét kỹ hoạt động kinh doanh của quán cafe cũ không tốt là do lý do gì? Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, những thay đổi cái tiến nếu quyết định nhận sang nhượng.

1.2. Cần di chuyển địa điểm kinh doanh của chủ thể

Nhiều chủ quán muốn sang quán cafe vì cần chuyển đổi nơi ở hoặc kinh doanh. Với lý do này, bạn cần phải tìm hiểu rõ ràng vì sao chủ thể kinh doanh muốn chuyển nhượng mặt bằng. Do yếu tố khách quan hay là chủ quan? Trước khi ký kết hợp đồng, bạn có thể hỏi các cửa hàng xung quanh hoặc hàng xóm để biết. Đây là việc làm rất quan trọng khi sang quán cafe và những điều cần lưu ý.

Bởi vì có không ít người muốn sang quán cafe để trốn nợ. Để rồi đến khi chủ nợ đến quấy phá, công việc kinh doanh của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra bạn cũng cần đề nghị làm việc trực tiếp với chủ thể cho thuê mặt bằng tránh trường hợp bị đòi mặt bằng khi kinh doanh khi hợp đồng hết hạn.

2. Sang quán cafe và những điều cần lưu ý

Nhiều người lo lắng về nguy cơ bị lừa đảo khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quán cafe. Vậy hãy lưu ý những điều  sau để hạn chế rủi ro thất bại khi nhận sang nhượng quán cafe.

2.1. Quan sát địa điểm mở quán

Một địa điểm lý tưởng chính là chìa khóa cho việc kinh doanh quán cafe có thành công hay không. Chính vì thế, lưu ý đầu tiên khi sang quán cafe chính là dò xét kỹ mặt bằng muốn thuê để mở quán cafe. Quán cafe đó có nằm ở những vị trí đắc địa, gần khu vực đông khách hàng mục tiêu của bạn không? An ninh trật tự khu vực đó như thế nào?

Ngoài ra, bạn cũng cần phải quan sát các địa điểm xung quanh. Hãy xem thử khu vực đó nhiều quán cafe tương tự hay không. Nếu như xung quanh quán có đã có rất nhiều quán cafe thành công thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ có lượng khách nhất định. Tuy nhiên, nếu như gần đó đã từng có quán cafe đóng cửa thì bạn cần phải nghiên cứu lý do thất bại.

2.2. Xác định mục tiêu kinh doanh

Khi tìm hiểu về việc sang quán cafe và những điều cần lưu ý, bạn cũng nên tìm hiểu về đặc điểm khách hàng cũ. Chẳng hạn như khách hàng đến quán cafe vì thức uống ngon hay vì nhân viên phục vụ tốt, nhiệt tình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét quán cafe này kinh doanh theo phương thức nào. Đây là quán cafe dành cho lứa trẻ yêu thích board game hay dành cho giới kinh doanh làm việc, đọc sách,…

Điều này sẽ giúp bạn biết cách điều chỉnh mục tiêu và mô hình kinh doanh phù hợp với mình. Bởi suy cho cùng, khách hàng quen thuộc là nguồn tài sản quý giá nhất khi mua lại quán cafe. Đánh giá đúng đặc điểm của khách hàng cũ cũng là cơ sở để xác định hợp đồng sang nhượng có đáng giá hay không.

2.3. Vấn đề tài sản khi nhận sang quán cafe

Thông thường khi sang nhượng lại mặt bằng kinh doanh quán cafe, người chủ sẽ chuyển nhượng luôn toàn bộ cơ sở vật chất. Bao gồm các trang thiết bị, máy móc, bàn ghế, nguyên vật liệu làm thức uống cũng như các tài sản khác có sẵn tại cửa hàng. Để đảm bảo không xảy ra tranh chấp giữa bạn và bên sang nhượng. Vậy thì cần phải liệt kê đầy đủ những loại tài sản chi tiết và đầy đủ nhất.

Đặc biệt, bạn cần phải đánh giá kỹ càng chất lượng tài sản, khả năng tái sử dụng. Sau đó mới đưa ra quyết định mua thanh lý không. Tốt nhất bạn cần phải tìm hiểu trước giá các máy móc, bàn ghế trên thị trường, so sánh với giá gốc. Hoặc bạn cũng có thể nhờ người quen tư vấn và hỗ trợ việc định giá. Việc định giá cơ sở vật chất càng chi tiết sẽ càng an toàn hơn trong giao dịch.

2.4. Tìm hiểu các kênh truyền thông chính thức của quán cafe

Bạn cũng cần xác định xem quán cafe này đã triển khai các kênh xã hội hay chưa? Fanpage của quán là gì? Quán cafe có liên kết với những bên trung gian như Grab Food, Go Food, Foody không? Ngoài ra, bạn cũng nên đánh giá xem phản hồi của khách hàng về quán tích cực hay tiêu cực trên mạng xã hội. Một quán cafe với fanpage trên 10,000 follow và nhiều lượt đề xuất thì cũng đáng cho bạn mua lại phải không?

2.5. Lưu ý về những thủ tục hành chính

Chuyển nhượng mặt bằng kinh doanh, bạn cần phải lưu ý đến vấn đề hợp đồng. Đây chính là căn cứ pháp lý đảm bảo tính công bằng và trách nhiệm của các bên liên quan. Bạn chưa từng có kinh nghiệm sang nhượng. Vậy thì các tư vấn về thủ tục hành chính luôn nằm trong danh sách sang quán cafe và những điều cần lưu ý.

2.6. Nghiên cứu các loại giấy tờ liên quan

Khi chuyển nhượng mặt bằng kinh doanh nói chung và quán cafe nói riêng, xem xét hồ sơ chính là một yếu tố quan trọng. Điều này sẽ đảm bảo việc sang nhượng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Bạn cần nghiên cứu những loại hồ sơ, tài liệu và giấy tờ chứng thực chủ sở hữu cũng như sự tồn tại của quán.

Thế nên, bạn có thể tránh việc sang mặt bằng quán cafe không chính chủ. Ngoài ra, cũng tránh được tình trạng chủ quán chuyển nhượng cho nhiều người cùng một lúc. Hơn nữa, cần xác định rõ quán cafe đó được đăng ký hình thức kinh doanh nào. Hộ kinh doanh cá thể, công ty hay doanh nghiệp tư nhân. Việc làm này giúp xác định đúng người cần chuyển nhượng và thực hiện quy trình thủ tục đúng quy định.

2.7. Lập hợp đồng như thế nào?

Sau khi xem xét kỹ các yếu tố về cửa hàng và cảm thấy việc thoả thuận giữa các bên đã xong. Vậy thì bạn cần lập một bản hợp đồng theo đúng như quy định của pháp luật để việc sang nhượng suôn sẻ hơn. Những điều khoản trong hợp đồng cần phải có đầy đủ những thông tin này:

Đối tượng sang nhượng: Phải nêu rõ trong hợp đồng mặt bằng sang nhượng để kinh doanh quán cafe. Đồng thời địa điểm của đối tượng sang nhượng cũng cần phải nêu rõ, cụ thể và chi tiết.

Đối tượng tiếp nhận: Đảm bảo đúng chủ thể sang nhượng tham gia ký kết hợp đồng

Chi phí sang quán cafe và các loại tài sản hữu hình, vô hình: Từng khoản chi phí từ mặt bằng đến cơ sở vật chất, trang thiết bị đều phải được nêu rõ.

Quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên: Trong hợp đồng cũng cần nêu rõ những trách nhiệm của các bên ký kết tham gia. Chẳng hạn như những việc được phép và không được phép làm trên mặt bằng quán cafe này là gì. Đây chính là một yếu tố quan trọng trong việc tìm hiểu sang quán cafe và những điều cần lưu ý. Bởi nó sẽ giúp bạn không vi phạm vào những điều khoản trong hợp đồng và phải bồi thường.

Thời hạn sang nhượng: Được hiểu như là khoảng thời gian thực hiện sang tên đổi chủ, thời hạn chuyển nhượng cần phải được nêu rõ. Ngoài ra, phương thức và lộ trình thanh toán từ ngày bao nhiêu đến bao nhiêu cũng cần phải cam kết trong hợp đồng.

Ngoài ra, khi tham gia ký kết hợp đồng, bạn không thể bỏ qua những thỏa thuận về những trường hợp:

Chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng sang quán cafe sẽ chấm dứt ngay khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Điều này sẽ tránh xảy ra tranh chấp cũng như bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho đôi bên khi giao dịch chuyển nhượng.

Vi phạm hợp đồng: Ngay khi một bên không tuân thủ những quyền và nghĩa vụ cam kết chuyển nhượng quán cafe. Vậy thì giải quyết vi phạm hợp đồng như thế nào là tốt nhất? Những điều khoản này phải được quy định rõ ràng. Trên đây là những kinh nghiệm về sang quán cafe và những điều cần lưu ý mà bài viết này muốn chia sẻ. Hy vọng rằng với những thông tin đó, bạn có kế hoạch kinh doanh quán cafe tốt nhất và thành công.

Nguồn: ST

Oribeans Coffee là đơn vị tiên phong chuyên cung cấp cà phê nguyên chất và tư vấn mở quán cà phê thành công tại Việt Nam.

Đăng ký trở thành Đối tác của Cà phê nguyên chất Oribeans Coffee tại đây để nhận ngay bộ tài liệu tư vấn quản lý & pha chế đồ uống cà phê, hỗ trợ Marketing cho quán cà phê.