Đã bao giờ bạn tự hỏi, “làn sóng cà phê” có nghĩa là gì? Và tại sao gần đây ở Việt Nam bắt đầu nhen nhóm những mô hình cà phê thuộc “làn sóng thứ 3”?
Để hiểu được tầm quan trọng của “làn sóng thứ 3” này, chúng ta cần phải nhìn lại chặng đường mà hạt cà phê đã đi trong hơn 200 năm qua:
-
Làn sóng thứ nhất: trồng và tiêu thụ cà phê theo cấp số nhân, chủ yếu là cà phê robusta, không chú trọng chất lượng. Loại cà phê tiêu thụ là cà phê Hòa Tan.
-
Làn sóng thứ hai: bắt đầu chú ý tới cà phê chất lượng cao như Arabica, nổi bật nhất là các chuỗi cửa hàng Starbucks với những thức uống dựa trên Espresso như Latte, Cappuchino
-
Làn sóng thứ ba: cà phê được thưởng thức thay vì uống, hạt cà phê được đánh giá dựa trên:
-
– GIỐNG
-
– NGUỒN GỐC
-
– PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN
-
– PHƯƠNG PHÁP RANG
-
– PHƯƠNG PHÁP PHA CHẾ
Làn sóng thứ nhất
Có thể tóm tắt trong cụm từ: Cà phê hòa tan.
Cà phê hòa tan mang đến một Cuộc Cách Mạng công nghiệp cà phê, khi mà sản phẩm này có thể đóng gói chân không thật tiện lợi và sẵn sàng vào mỗi buổi sáng của bạn.
“Good To The Last Drop” – thơm ngon tới giọt cuối cùng
Chính là slogan nổi tiếng dùng trong marketing của hãng cà phê hòa tan Maxwell House hồi những năm 1900.
Bên cạnh đó còn có sự phát triển trên toàn thế giới bởi hãng cà phê quen thuộc với người Việt: Nescafé
Cà phê hòa tan đã đẩy giá cà phê chạm đáy, thời kỳ này phổ biến dòng cà phê chất lượng thấp, sản xuất đại trà công nghiệp, không quan tâm đến những giống cà phê quý, đắt tiền.
(Cà phê hòa tan được làm chủ yếu từ Robusta)
Nhưng điều mà Làn sóng Thứ nhất mang lại, là sự có mặt rộng khắp của cà phê, đưa cà phê trở thành một loại thức uống quen thuộc hàng ngày, bên cạnh trà.