Trên thị trường quốc tế, cà phê thường được các công ty đưa ra theo hình thức BLEND hoặc SINGLE ORIGINE. Mới đây Starbucks cũng vừa cho ra mắt thị trường dòng cà phê Arabica Cầu Đất, Đà Lạt (Vietnam). Đây là một ví dụ về cà phê Single Origine. Đó là loại được lấy từ một nguồn duy nhất, có thể là một quốc gia, một vùng trồng trọt hay là một trang trại.

Ngược lại, BLEND  là sự pha trộn nhiều loại cà phê để tạo ra hương vị đặc trưng.

BLEND

Lý do khiến cho cà phê BLEND trở nên phổ biến, vì người ta có thể tạo ra profile hương vị ổn định và phù hợp quanh năm. Trong lĩnh vực thương mại, các thành phần cà phê thường được giữ kín, trên nhãn không bao gồm thông tin loại cà phê này là gì (Arabica hay Robusta) và nó đến từ đâu.

Ngược lại, với các Roaster Speciality (xem thêm bài viết Làn sóng cà phê thứ 3), bao bì của họ thường chứa đầy đủ thông tin về các loại hạt được sử dụng trong sản phẩm BLEND, mô tả rõ đặc tính của từng loại và tính chất cân bằng, đa dạng của hương vị. (Xem trên ảnh minh họa)

singleorigine

ảnh minh họa bao bì Blend của 1 roaster speciality

SINGLE ORIGINE

Khái niệm Single Origine thường được dùng cho cà phê có xuất xứ từ 1 quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, cụm từ này còn được dùng để chỉ những loại cà phê được trồng từ một vùng duy nhất, hoặc một trang trại duy nhất.

100% cà phê Brazil không có nghĩa là cà phê sẽ ngon 100%, cho nên Single Origine không được dùng để đánh giá chất lượng cà phê. Nó chỉ rõ cho bạn thấy rằng, cà phê được trồng ở vùng này, dù cùng giống, cùng phương thức chế biến, có thể có hương vị rất khác khi trồng ở một nơi khác.

ARABICA SƠN LA VS ĐÀ LẠT (CẦU ĐẤT)

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tới Oribeans và “làm” 2 shot Arabica Cầu Đất với Arabica Sơn La và cùng so sánh.

Đó là lí do tại sao Oribeans muốn giới thiệu tới các bạn cà phê có profile nguồn gốc rõ ràng, để bạn có thể cảm nhận sự đa dạng và tính chất khác nhau của cà phê khi chúng chịu tác động khác nhau của thổ nhưỡng, nắng gió, khí hậu, độ cao, độ ẩm…

IMG_9721 (1280x853) (1)

Arabica Sơn La – Arabica Cầu Đất: 100k/200gr