Menu là một trong những thứ không thể thiếu và dễ dàng tạo sự khác biệt cho quán cà phê của bạn. Một menu kết cấu hợp lý, đủ thông tin, bắt mắt,.. sẽ là công cụ thuyết phục khách hàng hiệu quả. Dưới đây là một số sai lầm dễ mắc phải khi thiết kế menu mở quán cà phê:
1. Dùng hình ảnh minh họa không phù hợp
Hiện nay có thể dễ dàng tìm kiếm kho hình ảnh đẹp, phong phú, tiện lợi dùng cho thực đơn của bạn. Thế nhưng, để lựa chọn được hình ảnh phù hợp thì bạn cũng cần cân nhắc yếu tố đặc trưng riêng của quán mình. Nếu sử dụng quá nhiều hình ảnh có sẵn sẽ làm mất đi sự độc đáo, linh hồn của mỗi quán cà phê.
Đôi khi, thêm các hình ảnh ở trên internet vào khiến ấn phẩm của bạn thiếu đi sự chuyên nghiệp, sang trọng, tin cậy. Bởi vậy, bạn nên đầu tư chụp hình ảnh các món đồ uống đặc trưng của quán hoặc tham khảo ý kiến một người có chuyên môn thiết kế để có được một ấn phẩm thể hiện đúng tinh thần mà mình mong muốn.
2. Sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn
Bạn có thể là một chuyên gia trong lĩnh vực cà phê, đồ uống, nhưng thực khách của bạn thì không. Trước khi đưa thuật ngữ vào thực đơn, hãy cân nhắc xem liệu khách hàng của mình có thể hiểu hoặc hình dung hương vị của nó không. Ngay cả với các nhà hàng fine dining, một bản thực đơn gần gũi, dễ hiểu cũng là điều cần thiết.
Hãy chỉ sử dụng các thuật ngữ phổ biến, thông dụng với đại đa số khách hàng phổ thông để tăng thêm sự cuốn hút của thực đơn. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo rằng, mọi nhân viên nhà hàng của mình đều hiểu rõ và có thể giải thích cho khách hàng về các món được đề cập trong thực đơn.
3. Mô tả quá sâu và chi tiết vào từng món
Nói quá chi tiết về nguyên vật liệu pha chế đôi khi khiến bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh sau này
Điều tối kỵ nên làm là đề cập chi tiết món ăn của bạn có những nguyên vật liệu gì. Ví dụ, không nên mô tả chi tiết dùng bao nhiêu lượng sữa, bao nhiêu lượng cà phê. Bởi lẽ, khi đó, bạn không thể điều chỉnh được lượng sản phẩm, nguyên vật liệu cân đối cho phù hợp với giá cả khi thị trường biến động. Giả sử đến lúc giá cà phê, sữa tươi đắt lên, bạn phải điều tiết công thức trong một cốc như đã nói, khách hàng sẽ có cảm giác bị lừa dối.
4. Trình bày các lưu ý không tinh tế
Phần lớn các thực đơn đều có các chú thích hay lưu ý liên quan đến món ăn ở cuối trang. Một số lưu ý thường thấy là “Phí dịch vụ sẽ được cộng thêm với các hóa đơn nhóm từ 6 người trở lên” hoặc “Thực đơn dành cho trẻ em chỉ áp dụng cho trẻ dưới 12 tuổi”. Những lưu ý này là cần thiết và hợp lý. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng điều này để ghi chú quá chi tiết, cẩn trọng đến mức khắt khe về những quy định tại nhà hàng.
5. Sử dụng font chữ khó đọc
Sáng tạo với các font chữ thể hiện sự sáng tạo, độc đáo và ấn tượng của ấn phẩm. Thế nhưng, điều đó lại không đúng với các thực đơn. Đơn giản dễ hiểu là nguyên tắc của thực đơn, vì thế, bạn nên sử dụng các font chữ không chân hay phông chữ phổ biến dễ đọc.
Các font chữ tối kỵ sử dụng cho thực đơn là phông có quá nhiều đường uốn lượn, in đậm quá nhiều hay là viết hoa toàn bộ. Ngoài ra, cỡ chữ 12 đến 14 là lý tưởng nhất cho các thực đơn.
6. Tự tẩy xoá chỉnh sửa thực đơn của mình
Đối với những món ăn được bán theo mùa, thì việc thay đổi thực đơn thường xuyên là chuyện bình thường với các nhà hàng. Để tiết kiệm chi phí, nhiều nhà hàng tự chỉnh sửa, chắp vá các chi tiết trên bản thực đơn cũ. Đây là một sai lầm. Thay vì tự chỉnh sửa tẩy xóa trên bản thực đơn xịn đã in, hãy đầu tư vào dạng thức khác, ví dụ, thực đơn giấy trong một bảng bao da chẳng hạn. Mỗi khi cần cập nhật, bạn chỉ cần in một bản mới và thay vào trong bao da.
7. Xin ý kiến thực khách về thực đơn khi có thay đổi lớn
Khách hàng luôn là người có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất cho nhà hàng
Đôi khi không phải gia đình, bạn bè mà chính khách hàng mới là người cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất trong việc xây dựng thực đơn. Hãy đưa cho họ xem thử bản thực đơn mẫu và hỏi xem, bản thực đơn này có dễ đọc dễ hiểu không, và họ có cảm thấy những món ăn thu hút không.
Oribeans Coffee là đơn vị tiên phong chuyên cung cấp cà phê nguyên chất và tư vấn mở quán cà phê thành công tại Việt Nam.